Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Cậu bé cầm 1 đô la đi mua Thượng Đế và tấm lòng nhân ái của ông lão tạp hóa

Nếu tình người đủ lớn, thì dù chỉ 1 đô la vẫn đủ sức cứu sống một con người. Câu chuyện về cậu bé và ông lão tốt bụng dưới đây chắc chắn sẽ khiến trái tim bạn ấm áp.

Cậu bé cầm 1 đô la đi mua Thượng Đế và tấm lòng nhân ái của ông lão tạp hóa

Một ngày nọ, có một cậu bé nhặt được 1 đô la. Cậu liền đến một cửa hàng bên đường hỏi: “Xin hỏi, ở đây bác có Thượng đế bán không ạ?”. Người chủ cửa hàng không nói gì, lo ngại cậu bé quấy rối nên đã mời cậu ra khỏi cửa hàng.

Trời đã sắp tối đen rồi, cậu bé lần lượt đi hết cửa hàng này đến cửa hàng khác. Không ngờ, đến cửa hàng thứ 29 thì cậu cũng được người chủ tiếp đón nhiệt tình.

Ông chủ cửa hàng thứ 29 mà cậu bé vào hỏi là một ông lão hơn 60 tuổi, đầu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ. Ông nhìn cậu bé rồi hỏi: “Này cháu! Hãy nói cho ông biết, cháu mua Thượng đế để làm gì vậy?”. 

Cậu khẽ khóc rồi nói với ông lão rằng: “Cháu tên là Bonnie. Cha mẹ của cháu đã mất từ khi cháu còn rất bé. Chú Rupp của cháu đã nuôi dưỡng cháu từ nhỏ đến bây giờ. Chú của cháu là một công nhân xây dựng, nhưng mới đây chú đã bị ngã từ trên cao xuống đất nên bị hôn mê bất tỉnh. Bác sĩ nói rằng, chỉ có Thượng đế mới cứu được chú của cháu mà thôi. Cháu biết rằng Thượng đế chắc phải là một thứ vô cùng kỳ diệu nên cháu muốn mua về để cho chú của cháu ăn. Như thế chú mới nhanh khỏi bệnh được ạ!”. 

Ông lão đỏ hoe mắt hỏi: “Vậy cháu có bao nhiêu tiền nào?”. 

Cậu bé nhanh nhảu đáp: “Cháu có 1 đô la ạ!”. 

Ông lão vội nói: “Ôi thật may quá! Giá của Thượng đế đúng bằng 1 đô la đấy cháu ạ!”.

Nói xong, ông đi vào ngăn kéo và lấy một chiếc chai đồ uống có nhãn hiệu “Nụ hôn của Thượng đế” và đưa cho Bonnie. Ông nói: “Cầm lấy đi cháu! Chú của cháu uống hết chai này là sẽ khỏi bệnh rồi!”. 

Bonnie vô cùng mừng rỡ, ôm chai nước vào ngực rồi lập tức trở về bệnh viện. Vừa bước vào phòng bệnh, cậu vui vẻ nói to: “Chú ơi! Cháu đã đem Thượng đế đến rồi đây! Chú sẽ nhanh chóng khỏe lại thôi!”. 

Mấy ngày hôm sau, một nhóm các chuyên gia y học có trình độ cao nhất đã đến bệnh viện tiến hành hội chẩn cho chú Rupp của cậu bé Bonnie.

Họ sử dụng kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới để chữa bệnh và cuối cùng điều kỳ diệu đã xảy ra, chú Rupp của cậu bé đã hoàn toàn hồi phục. Khi chú của Bonnie ra viện, nhìn số tiền viện phí quá lớn được ghi trên hóa đơn, anh đã suýt ngất xỉu.

Thế nhưng, phía bệnh viện đã nói với chú của Bonnie rằng: “Mấy hôm trước, có một ông lão đã đến thanh toán hết tiền viện phí cho anh rồi. Ông lão ấy là một tỷ phú giàu có. Trước đây, ông ấy là chủ tịch của một tập đoàn đa quốc gia nhưng bây giờ đã về nghỉ ngơi mà ẩn cư bằng cách mở một cửa hàng tạp hóa bán qua ngày. Nhóm chuyên gia y học kia cũng là do ông ấy đã bỏ ra một số tiền lớn để mời đến đấy”. 

Anh Rupp sau khi nghe xong đã cảm kích vô cùng, lập tức cùng cháu trai của mình đến tạ ơn ông lão kia. Khi họ đến nơi, mới biết được ông lão đã đóng cửa tiệm tạp hóa và đi du lịch nước ngoài.

Sau này, anh Rupp đã nhận được một lá thư do ông lão kia gửi đến. Trong thư ông viết: “Anh bạn trẻ! Anh có người cháu trai Bonnie, thực sự là quá may mắn đấy! Vì cứu anh, cậu bé đã cầm 1 đô la đi khắp nơi để mua Thượng đế. Hãy cảm tạ Thượng đế! Là Thượng đế đã cứu tính mạng của anh!”.
Theo daikynguyenvn

Làm sao để bớt phiền muộn trong cuộc sống !!!

Ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở nên đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cho cuộc sống. Câu chuyện ngắn sâu sắc dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra phải làm thế nào để bớt muộn phiền trong cuộc sống.

Làm sao để bớt phiền muộn trong cuộc sống

Thuở xưa có anh học trò theo thầy học văn học đạo...Người thầy yêu thương, quý mến anh, dạy cho anh rất nhiều thứ, bảo cho anh rất nhiều điều....

Thầy dạy cho anh biết cách yêu thương tất cả...Thầy dạy cho anh biết mở rộng tấm lòng sẻ chia tất cả...Thầy dạy cho anh hãy hy sinh và cho đi tất cả....

Thầy bảo anh đừng tính toán nhỏ nhen, thầy bảo anh đừng nản lòng nản chí, thầy bảo anh đừng đánh mất niềm tin trong cuộc sống....

Nhưng dường như những thuyết lý suôn ấy chẳng mấy làm anh trưởng thành và tin yêu cuộc sống...Anh dần buồn, dần thất vọng về chính mình....rồi lại muốn buông xuôi, muốn sa ngã...

Một hôm, thầy thấy anh ngồi thơ thẩn, gương mặt thoáng buồn thì thầy cũng hiểu được phần nào mọi chuyện...Thầy nói:

- Này con, con có thấy cái giếng nước ở trước mặt con không ?

- Dạ thấy , thưa thầy - người học trò miễn cưỡng đáp

- Ta nhờ con một chuyện được không ?

- Thầy bảo chi thì con xin nghe !

- Ta cho con hai nắm muối này, con hãy lấy một nắm muối bỏ vào chiếc ly mà thường ngày con dùng để uống nước, nắm còn lại thì bỏ vào chiếc hồ nước này....

Vừa nói, người thầy vừa chia đều 2 nắm muối ra hai tay và đưa cho anh học trò...Anh học trò làm theo trong sự ngạc nhiên, tò mò....

Được rồi, giờ thì con hãy uống ly nước này đi...

Anh học trò uống được một ngụm thì mặt đã cau có lại:

Mặn quá thầy ạ.....

Thầy nhoẻn miệng cười, khẽ bảo:

- Vậy thì con hãy thử uống thêm một ngụm nước trong chiếc hồ nước kia xem.

Cậu học trò đưa tay hứng lấy một ngụm nước uống, và thốt lên:

- Nước mát quá.....

Thầy không nói gì, chỉ mỉm cười và bảo :

- Nỗi buồn của con người chính là những nắm muối...đều mặn, đều khiến ta phải bận lòng...Nhưng cách tiếp nhận và sẻ chia nỗi buồn của mỗi người thì không như nhau...Có người là ly, và có người sẽ là hồ nước...Giờ thì con hãy chọn cho mình, sẽ là ly hay là hồ nước ...???

Bạn rút ra được đạo lý gì từ câu chuyện này ?

Ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở nên đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cho cuộc sống.

Và nghĩ xem, bạn đã tiếp nhận nỗi buồn như thế nào..là một nắm muối nhỏ bé eo hẹp hay hồ nước sâu rộng, mát trong, phóng khoáng ...!!!

Đời ngắn ngủi, đừng vì người không xứng đáng mà làm những việc không đáng!!!

Đời người mấy mươi năm thực ra rất ngắn ngủi, có những thứ vừa xuất hiện hôm qua, hôm nay đã trở thành quá khứ. Đừng vì những người không xứng đáng mà tự dày vò bản thân mình.

Đời ngắn ngủi, đừng vì người không xứng đáng mà làm những việc không đáng

Lòng người khó nắm giữ, tình cảm dễ nhạt nhòa 

Chủ động không có nghĩa là sẽ đổi lại được sự động tâm. Quan tâm, không có nghĩa là đổi lại được sự coi trọng 

Có bao nhiêu người rời bạn mà đi, mà bạn không bị lưu luyến ? 

Người trong lòng đã không có bạn, hà cớ chi bạn lại giữ trong tâm ? 

Tình cảm không phải là một người luyến tiếc, mà là hai người giữ gìn 

Duyên dễ mất đi, nhưng tình thì lại khó thu về. Có những tổn thương dù nhìn không thấy, nhưng bên trong rất đau !!! 

Không ngã lòng vào người không quan tâm bạn 

Trong tình yêu không có sự thương hại 

Cây đuốc có bị đổ thì ngọn lửa vẫn hướng lên, duyên có thể mất đi nhưng sự tự tôn thì phải được lưu tồn .

Đừng cuối đầu, vương miện sẽ rơi .Đừng rơi lệ, người khác sẽ cười ! 

Không phải là không muốn, mà là không làm phiền. Không phải là không yêu, mà là không kỳ vọng 

Rất nhiều mối lương duyên người đã rời xa, nhưng tình vẫn chưa dứt, thời gian cứ trôi qua nhưng lòng người vẫn đứng mãi ....

Hãy ghi nhớ, bạn sẽ không thể giữ được người muốn rời xa ....

Nếu bạn nghĩ rằng mình không thể buông tay được ai đó, thì cũng đừng lầm tưởng rằng họ cũng không thể buông bỏ được bạn. 

Dùng lời nói dối để làm chứng thì điều nhận lại được chắc chắn sẽ chỉ là sự lừa gạt 

Thà rằng mốc meo nhưng cao ngạo, còn hơn là ép dạ cầu toàn 

Lấy hết dũng khí ra, bạn có thể nuông chiều mình và cũng có thể thay đổi mình 

Có những lúc chúng ta buộc phải ra đi 

Lòng người dễ đổi, trò chơi thì vẫn tiếp tục, không thể chơi được nữa thì sẽ bị hạ đo ván 

Rất khó đo lòng người, thấy người thấy mặt khó thấy tâm. Tình cảm xuất phát từ nội tâm là rất khó nắm giữ 

Những ngụy trang thân bất do kỷ, có thể cũng chỉ là ứng đối với thế sự vô thường 

Khoé miệng nghĩ một đằng nói một nẻo, có thể chỉ là sự kiên cường trong lảo đảo yếu ớt 

Vì mình đã khó vì người khác càng khó hơn. Làm người thế nào chính là xem đối nhân xử thế ra sao! 

Bạn còn phải có trọng trách với cuộc đời, hãy vứt đi cái nên vứt, nhặt lại cái nên nhặt 

Con người ai cũng có phần tôn nghiêm, mà không gì có thể chà đạp nổi. Khi nào nhận ra điều này, thì dù là gì bạn cũng có thể buông bỏ được .

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Không có gì là không thể buông bỏ được, chỉ là chưa đau tới tận tâm can

Kỳ thực không có nỗi đau nào lớn đến mức không buông bỏ được, chỉ là chưa tới tận cùng...Hãy cùng đọc câu chuyện sau:

Không có gì là không thể buông bỏ được, chỉ là chưa đau tới tận tâm can

Có một người đàn ông với vẻ mặt khổ sở hỏi một vị hòa thượng: “Thưa thầy, có một số thứ và một số người, tại sao con lại không thể buông bỏ được!”

Vị hòa thượng nói: “Không có gì là không thể buông bỏ được”

Người đàn ông kia lại nói: “Có những thứ và những người mà con hết lần này đến lần khác đều không buông bỏ được!”

Vị hòa thượng liền bảo người đàn ông kia cầm cái chén lên rồi ngài rót nước trà vào chén. Hòa thượng rót đến tận lúc nước trà trong chén đã trào ra ngoài. Người đàn ông kia lập tức thấy nóng không chịu được liền đặt chén trà xuống.

Lúc này vị hòa thượng lại nói: “ Trên đời này không có gì là không buông bỏ được, chỉ cần ngươi cảm thấy bị đau, ngươi sẽ tự bỏ xuống được thôi .”

Tất cả những điều này khiến chúng ta không buông bỏ được là bởi vì trong lòng chúng ta còn có suy nghĩ và mộng tưởng về chúng, còn bị chúng hấp dẫn. Hay là bởi vì hành vi của đối phương còn chưa động chạm đến ranh giới của sự chịu đựng. Nói chung là vì chúng còn chưa khiến bản thân chúng ta bị đau nhức đến mức phải buông bỏ.

Ví dụ như khó buông bỏ được tình yêu là bởi vì trong lòng chúng ta còn có hy vọng và mong đợi rằng trong tương lai sẽ có cải biến. Những người thiếu quyết đoán thường hay nghĩ trước nghĩ sau nên nắm giữ cũng chậm mà buông bỏ cũng chậm.

Nếu như người đó trải qua một lần biến cố to lớn, hay khi cận kề cái chết sẽ có thể khiến họ thay đổi. Khi chúng ta đối với một thứ hay một người nào đó, mà có cách suy nghĩ nhìn nhận thông thoáng hơn, xem nhẹ hơn thì việc buông bỏ cũng dễ dàng hơn.

Chúng ta sở dĩ bị rơi vào đau khổ, là bởi vì trong lòng còn có nhiều dục vọng. Mỗi ngày, chúng ta đều phải suy nghĩ về những thứ dục vọng ấy thì đương nhiên là sẽ thấy mệt.

Cũng giống như việc chúng ta mua sắm đồ đạc cho một căn nhà mới vậy. Lúc ban đầu vì để thỏa mãn nhu cầu hay sở thích nên chúng ta đều muốn mua thật nhiều thứ. Nhưng nhiều năm sau này, chúng ta sẽ phát hiện thấy ngôi nhà này đã bị chồng chất quá nhiều thứ, thậm chí cả những thứ không sử dụng đến.

Lúc đó, chúng ta có suy nghĩ rằng sẽ bỏ đi một vài thứ nào đó, nhưng, bỏ đi thứ gì đây? Cái gì cũng thấy có ý nghĩa, có kỷ niệm, vứt bỏ đi thứ gì cũng không đành nên rốt cuộc lại lưu giữ lại.

Cuối cùng, cái nào chúng ta cũng không nỡ bỏ đi, thế là chúng ta đành phải chấp nhận sinh sống ở một không gian nhỏ hẹp, bức bối mà thôi.

Nhưng nếu như có một ngày nào đó, căn nhà của chúng ta bị mưa dột khiến những thứ đó bị ướt, hay là chúng đã bị rách nát thì chúng ta lại dễ dàng vứt bỏ ngay.

Điều này chính là “thật sự đau đớn thì sẽ tự nhiên buông bỏ!”.

Tựa như tình yêu, khi đã hết, khi một người đã quay lưng, vô cảm thì không gì có thể níu lại được. Bạn cũng không phải trách móc, đòi hỏi bạn sẽ được đền đáp bởi những hi sinh của bạn.

Bạn đã làm tất cả những gì có thể nên không còn gì phải ân hận, hối tiếc. Nỗi đau nào rồi cũng nhạt nhòa theo thời gian. Không ai nhân danh tình yêu, nhân danh sự hi sinh để đáp trả lại những gì không còn thuộc về mình.

Và thời gian sẽ cho chúng ta những kí ức, dù vui sướng hay tuyệt vọng thì sẽ có lúc ta nhìn lại và nhớ về, để quên đi và tha thứ những gì đáng quên. Bởi tha thứ không có nghĩa là làm lại, mà nhìn vào đó để bước tiếp, không phải là nối tiếp những sai lầm. Khi ấy, ta xứng đáng được sống trong thanh thản...

Thành công là không bao giờ đánh mất hy vọng

Dưới đây là một câu chuyện nhỏ, để thấy hy vọng có một sức mạnh vô tận, là chìa khóa của thành công. 

Thành công là không bao giờ đánh mất hy vọng

Lạc đà mẹ dẫn theo đàn con băng qua sa mạc hoang vu. Vì đã đi trong sa mạc nhiều ngày nên cả đàn rất mong được nhìn thấy màu xanh của cây cỏ bên rìa sa mạc. 

Mặt trời nung nóng từng hạt cát. Cổ họng lạc đà khô khát mà chẳng thể tìm thấy dù chỉ một giọt nước. Lạc đà có thể đi nhiều ngày trong sa mạc nhưng nếu thiếu nước quá độ thì chúng vẫn bị chết khát. Nước là nguồn sống và lòng tin giúp lạc đà băng qua sa mạc, thậm chí là mục tiêu sinh tồn. 

Lúc đó, lạc đà mẹ gỡ thùng nước trên lưng xuống: 

- Chỉ còn mỗi thùng nước này thôi! Chúng ta phải cố nhịn đến lúc cuối cùng mới uống. Nếu không, chúng ta sẽ chết. 

Đàn lạc đà lại chậm chạp lê bước, và thùng nước kia trở thành niềm hy vọng duy nhất của chúng. Nhìn thùng nước, trong lòng những chú lạc đà con đều trỗi lên niềm khao khát được sống. 

Nắng nóng như thiêu đốt, một chú lạc đà con chịu đựng không nổi: 

- Mẹ ơi, cho con uống ít nước đi! - chú lạc đà con cầu xin.

- Không được! Nước này phải đợi đến thời khắc cuối cùng mới được uống. Bây giờ con vẫn còn có thể chịu đựng - lạc đà mẹ giận dữ nói.

Cứ như thế, lạc đà mẹ lần lượt từ chối lời thỉnh cầu của đàn con.

Vào một buổi chiều, khi đàn lạc đà không thể chịu đựng cơn khát được nữa, chúng phát hiện ra lạc đà mẹ đã biến mất, chỉ còn thùng nước nằm trên cát với dòng chữ: 

“Mẹ không chịu đựng được nữa rồi. Các con hãy vác theo thùng nước này. Hãy nhớ, trước khi ra khỏi sa mạc thì không ai được uống! ĐÂY là mệnh lệnh cuối cùng của mẹ”.

Lạc đà mẹ vì sự sống của đàn con mà để lại thùng nước duy nhất. Mỗi chú lạc đà con đều kìm nén nỗi đau thương, thay phiên nhau vác thùng nước trên lưng. Không ai trong chúng dám uống một ngụm, vì chúng biết rằng thùng nước đó phải đổi bằng sinh mạng của mẹ chúng. 

Cuối cùng, đàn lạc đà cũng từng bước ra khỏi con đường chết, thoát khỏi sa mạc trong nỗi vui mừng đến rơi nước mắt. Đột nhiên, cả đàn nhớ đến thùng nước của mẹ. Chúng liền mở ra xem. Thì ra bên trong đựng toàn là cát!

HY VỌNG là một yếu tố cơ bản tạo dựng thành công, là ngọn cờ dẫn lối chúng ta vượt qua phong ba bão táp. Nhắc đến hình tượng chiếc hộp Pandora chính là nhắc đến sức mạnh vô tận của niềm hy vọng. Chính hy vọng là bí mật để con người vươn đến sự thành công không giới hạn.

Đừng bao giờ đánh mất hy vọng bạn nhé!

Chánh niệm nghệ thuật sống thức tỉnh

Lo lắng, giận hờn, bực bội, sợ hãi, khát vọng, tham ái nghi ngờ và tuyệt vọng. đây là những ngọn lửa thiêu đốt ta mỗi ngày, ta phải làm sao để dập tắt ngọn lửa ấy.

Chánh niệm nghệ thuật sống thức tỉnh

Nếu ta thiếu chánh niệm trong giờ phút hiện tại, là ta đang đẩy mình đến gần mê lộ của thất niệm, những thói quen và tập quán vô thức sẽ có thể tạo nên nhiều vấn đề khác nữa, thường thường chúng bị thúc đẩy bởi một sự sợ hãi và bất an sâu xa trong ta. Những vấn đề này sẽ tích tụ theo thời gian, nếu lâu ngày không được chăm sóc, chúng có thể gây cho ta một cảm giác bị mắc kẹt và xa lìa thực tại.Và cuối cùng ta có thể sẽ đánh mất đi niềm tin vào khả năng giải thoát của chính mình.

Chánh niệm là một phương pháp tu tập giản dị nhưng có một năng lực vô song, có thể giúp ta thoát ra và tiếp xúc lại với sự sống của mình. Đây cũng là một phương cách giúp ta làm chủ lại được đường hướng và phẩm chất của mình, trong đó có những mối tương quan của ta trong gia đình ngoài xã hội, rộng hơn nữa là thế giới, và căn bản hơn hết là với chính ta như một con người.

Chìa khóa của con đường giải thoát này có gốc rể nằm trong đạo phật, nhưng ta có thể tìm thấy nó đó chính là sự ý thức được tính chất quý báu của giây phút hiện tại và nuôi dưỡng một mối liên hệ mật thiết với hiện tại bằng một sự chú ý liên tục và thận trọng thái độ ấy hoàn toàn khác hẳn với những gì khi ta xem cuộc sống này như là một cái gì rất bình thường và đương nhiên ..

Ta thường hy sinh giây phút hiện tại, nên đẩy ta thẳng vào thế giới của thất niệm, và từ đó ta không còn ý thức được mạng lưới chằng chịt nối liền mọi sự sống với nhau nữa .Sự thất niệm ấy gồm có viêc thiếu ý thức và thiếu hiểu biết về chính bản thân ta, và ảnh hưởng của nó trên nhận thức và hành động của ta.Vì vậy sự sống của ta, mối tương quan với người khác và với thế giới xung quanh, đã trở nên vô cùng giới hạn.

Khi ta biết chú ý một cách cởi mở, không để bị chi phối bởi sự ưa thích, ghét bỏ của mình, cũng như những ý kiến ,phê bình chỉ trích và mong ước, thì sẽ có những cơ hội mới xuất hiện và chúng có thể giúp ta thoát ra khỏi được sự trói buộc. Chánh niệm là một nghệ thuật sống thức tỉnh, bạn không phải là một phật tử mới có thể thực tập chánh niệm, điểm quan trọng nhất là ta phải biết trở về với chính mình , chứ không nên cố gắng trở thành một cái gì khác hơn là mình .Đạo Phật dạy cho ta biết tiếp xúc với tự tánh của ta và để cho nó hiện lộ ra một cách không ngăn ngại có nghĩa là ta phải tỉnh thức dậy và nhìn thấy sự vật như chúng thật sự như vậy.

Chánh niêm chỉ đơn giản là một phương pháp cụ thể giúp ta tiếp xúc được với chính mình một cách trọn vẹn hơn qua một quá trình tự quán chiếu, tự xét soi và hành động có ý thức.Thật ra nền tảng của chánh niêm phải là lòng từ ái, hiểu biết và nuôi dưỡng. Bạn cũng có thể nghĩ đến chánh niệm như là một nhân từ...

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Duyên phận là điều gì đó rất kì lạ

Hãy luôn nhớ rằng, hôm nay có duyên phận không có nghĩa là vĩnh viễn có duyên phận, mọi thứ thay đổi không ngừng…

Duyên phận là điều gì đó rất kì lạ

"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùn"

Sống trong đời, mỗi người đều sẽ gặp được một người mà người ấy sẽ trở thành yêu thương, thành hờn giận, thành mọi cung bậc cảm xúc của ta, đó chính là duyên phận. Duyên phận là điều gì đó rất kì lạ, không ai có thể thực sự nói rõ về nó. Có thể hữu duyên vô tình quen biết nhưng lại hiểu thấu nhau. Có thể hài hòa với nhau, mà không thể gần nhau. Không cố ý theo đuổi thì có, bỏ tâm cố gắng lại chẳng thành. Như là “có lòng trồng hoa, hoa chẳng nở, vô tình cắm liễu, liễu lại xanh”. Thế nhưng, hôm nay có duyên phận không có nghĩa là vĩnh viễn có duyên phận, mọi cái đều có thời điểm, ngay cả nhân duyên hay xúc cảm con người đều vì thế mà đổi thay.

Nhân duyên của con người đáng quý là thế, ngắn ngủi là thế nhưng khi có được, nhiều người lại không trân quý, chỉ đến khi mất đi rồi mới hối hận nhưng đã quá muộn, một đi không trở lại, vĩnh viễn thành quá khứ. Không ai có thể đi cùng bạn từ đầu đến cuối của cuộc hành trình, kể cả người thân, bạn bè, người yêu. Bạn sẽ chứng kiến rất nhiều người lên lên xuống xuống và nếu như may mắn bạn sẽ gặp được người cùng đi với mình một chặng. Khi người này đến lúc phải xuống xe… Dù cho không nỡ cũng nên cảm kích và nói lời từ biệt. Bởi vì, đến một trạm khác sẽ có người lên và tiếp tục cuộc hành trình cùng bạn. Nhân duyên theo lời Phật dạy sâu sắc mà giản đơn, để chúng ta được yêu và hiểu ấm lạnh đời người, không tham luyến, không hờn trách, từ bỏ khổ đau, buông tay khi duyên cạn…

Hãy nhớ: Sở dĩ người ta đau khổ chính là vì theo đuổi mãi những thứ sai lầm Bạn có thể có tình yêu thương nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ dĩ nhiên Mỗi vết thương là một sự trưởng thành Hận thù người khác, kỳ thực là sự mất mát lớn nhất đối với mình Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp mới được tự tại Có lòng yêu vô tư thì sẽ có tất cả Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên, thế nên nhất định phải học “tùy duyên” Nhân quả không nợ ta thứ gì, xin đừng oán trách. Tình yêu không nợ chúng ta điều gì, nên đừng đổ tội cho nó.
Theo qtcs.com.vn

Cảnh giới viên mãn của đời người

Cảnh giới viên mãn của đời người chính là: Đau khổ hay vui vẻ đều là do tự mình lựa chọn.

Cảnh giới viên mãn của đời người

Nhiều người trẻ vẫn tự hỏi, tại sao chúng ta luôn sống và cảm thấy cô đơn? Hoặc luôn sống mà cảm thấy bế tắc, mệt mỏi, luôn phải gánh gồng trên vai những trách nhiệm bị dồn vào đường cùng mà không sao dứt bỏ được. Hoặc là luôn sống mang theo những đau khổ, vết thương mà đáng-lẽ-ra chúng ta phải vứt bỏ nó từ lâu rồi...

Thật ra, cuộc sống này là của chúng ta, do chính chúng ta định đoạt nó. Chính bản thân chúng ta chọn lựa, không làm bạn với niềm vui, mà chỉ làm bạn với gánh nặng tinh thần. Chính bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui. Hạnh phúc đâu phải điều xa la, đôi khi chỉ cần liếc nhìn mọi thứ xung quanh cũng đủ bất giác để ta hé một nụ cười. Ranh giới giữa niềm vui và nỗi buồn thật ra rất mong manh, tiến lên một bước là niềm vui đón chờ, lùi lại một bước lại là cảm giác đau khổ bao chùm và nhấn chìm. Hạnh phúc hay đau khổ là do ta lựa chọn, chính vì khó khăn nên bản thân ta mới trở nên quan trọng như thế.

Chính vì có quá nhiều thứ chi phối, nên những quyết định mới khó khăn đến như vậy. Và càng trưởng thành, chúng ta lại càng trở thành những con người khác. Dấu vết khắc nghiệt của cuộc đời bắt đầu khiến chúng ta phải khước từ ước mơ, khước từ những mong muốn của bản thân, để ép mình mau lớn. Mỗi lần vấp ngã, trái tim lại chai sạn đi một ít. Mỗi lần tổn thương, bản thân lại tự động trở nên cứng rắn hơn. Mỗi lần đau khổ, tâm hồn lại khô khan và sợ yêu thương hơn. Mọi sự lựa chọn cũng vì thế mà bắt đầu trở thành áp lực.

Một câu chuyện ý nghĩa:

Có một khoảng thời gian người đệ tử cảm thấy cuộc sống sao mà thống khổ, thậm chí phiền não. Vị thiền sư dẫn người đệ tử đến một mảnh đất rộng mênh mông bốn bề không gian khoáng đãng, rồi hỏi: “Con hãy ngước nhìn lên phía trên đầu con, con nhìn thấy gì nào?”. “Thiên không (Bầu trời)” Đệ tử đáp.

Vị thiền sư lại nói: “Bầu trời rất rộng lớn phải không? Nhưng ta lại có thể dùng một bàn tay che khuất được cả bầu trời đấy!”

Người đệ tử không nghĩ ra cách nào tin nổi. Chỉ nhìn theo vị thiền sư dùng một bàn tay và che kín lên hai mắt của đệ tử, rồi hỏi: “Con bây giờ có còn trông thấy bầu trời nữa không?”

Tiếp theo vị thiền sư hướng vào trọng điểm câu chuyện nói tiếp: “Trong cuộc sống, một chút thống khổ, một chút phiền não, một chút trở ngại cũng giống như bàn tay này, nhìn bàn tay thì thấy quả nhiên nó rất nhỏ, nhưng nếu không bỏ nó xuống, luôn cứ kéo nó lại gần mà nhìn, cứ mang nó đặt ở trước mắt mình, gác nó ở trong đầu và trong tâm tưởng, chính là sẽ giống như cái bàn tay này vậy, che khuất hết cả bầu trời thanh trong và quang đãng của chúng ta. Thế là, chúng ta sẽ bỏ lỡ mất ánh thái dương của cuộc đời, bỏ lỡ mất bầu trời màu xanh trong, lỡ nhịp những áng mây ngũ sắc cùng ráng mầu rực rỡ mỹ lệ.”

Người đệ tử cuối cùng đã hiểu rõ căn nguyên gốc rễ nỗi thống khổ của mình. Đau khổ hay vui vẻ đều là do tự mình lựa chọn ..
Sưu tầm

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

An bình trong tâm hồn

Sự an bình của tâm hồn là gì? Đây là một trạng thái yên bình và tĩnh lặng nội tại, cùng với một cảm giác tự do, khi những sự suy nghĩ và lo lắng ngừng lại, và không có sự căng thẳng, đè nén, hay sợ hãi. 

An bình trong tâm hồn

Những thời khắc như thế rất hiếm hoi: Chúng có thể được trải qua trong khi bận rộn với một loại nào đấy của một hành vi chú tâm hay thích thú, chẳng hạn như khi đang xem một bộ phim hay một chương trình truyền hình hấp dẫn, trong khi ở bên cạnh một người thương mến nào đấy, trong khi đọc một quyển sách hay trong khi nằm trên bãi cát của bờ biển.

Những hành vi như thế và tương tự như thế đưa tâm tư chúng ta ra khỏi những suy tư và lo lắng thường lệ, và cho một niềm an bình nào đấy của tâm hồn.

Câu hỏi là, làm thế nào để mang đến sự an bình của tâm hồn vào trong đời sống của chúng ta, và quan trọng hơn, là làm thế nào kinh nghiệm nó trong những thời gian rắc rối muộn phiền. Đầu tiên, chúng ta cần học hỏi để đem đến nhiều thời khắc an bình nội tại hơn trong đời sống hằng ngày của chúng ta. 

Chúng ta có thể biến sự hòa bình của tâm hồn thành một thói quen tự nhiên, nhưng để làm thế, sự tập luyện đặc biệt được đòi hỏi, qua sự thực tập tập trung, thiền quán, và những phương tiện khác.

Mỗi ngày chúng ta đối diện với vô số sự phiền phức, sự cáu kỉnh, và những tình trạng ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta có thể thay đổi chúng, điều ấy thật tốt, nhưng điều này không phải luôn luôn có thể thực hiện. Chúng ta phải học gói gém những thứ như vậy và chấp nhận chúng một cách thân ái.

Hãy học kiên nhẫn hơn và tha thứ bao dung hơn với con người và những sự kiện.

Đừng ôm lấy mọi thứ một cách quá cá nhân. Một số cảm xúc và vô tư tinh thần là đáng mong ước. Hãy cố gắng nhìn cuộc đời chúng ta và những người khác hơi vô tư hơn và ít liên lụy hơn. Vô tư không phải là dửng dưng, thiếu sự thích thú hay lạnh lùng. Nó là khả năng để suy nghĩ và phán đoán công bằng và hợp lý. Đừng lo lắng nếu chúng ta thất bại lần này rồi lần nữa trong việc biểu hiện vô tư. Hãy giữ sự cố gắng.

Hãy để chuyện dĩ vãng trôi về quên lãng, đừng nhắc đến chuyện cũ. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải khơi dậy ký ức không vui lòng và tự đắm mình trong chúng.

Thực hành một số bài thực hành tập trung. Điều này sẽ giúp chúng ta loại bỏ những suy tư không vui và lo lắng phiền muộn đã đánh cắp tâm tư an lành của chúng ta.
Sưu tầm

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

QUI LUẬT TRONG VŨ TRỤ

Vũ trụ cũng như một bộ máy được vận hành một cách hoàn hảo với các quy luật tự nhiên của nó. Tạm gọi là Quy Luật vì nó vừa là nguyên lý vận hành và chi phối toàn bộ Vũ trụ tổng thể và là bản chất của Vũ trụ. Các Luật Vũ trụ này đều có liên quan và tương tác với nhau một cách rất tinh tế. Trong Luật Tối Cao bao gồm những luật nhỏ. 

QUI LUẬT TRONG VŨ TRỤ

1.Luật cân bằng:

Luật cân bằng là luật quan trọng nhất trong các quy luật của cuộc sống. Nó là nền tảng của tất cả các quy luật khác. Luật này chi phối tất cả mọi sự vật hiện tượng trên trái đất và vũ trụ kể cả con người và các hiện tượng liên quan đến đời sống con người. Nhờ luật cân bằng mà vạn vật, trái đất, vũ trụ được giữ ở trạng thái cân bằng và không bị xảy ra tình trạng hỗn loạn.

Mọi người ai cũng mơ hồ cảm nhận được luật cân bằng những không diễn giải được nó ra một cách rõ ràng. Ví dụ khi ta nghe một người nói: Ông trời công bằng lắm, hay được cái này, mất cái kia… đó chính là lúc mọi người đang nói đến Luật cân bằng.

Luật cân bằng còn có các tên gọi khác là luật quân bình, luật toàn không. Người Trung Hoa đã khám phá ra quy luật này từ hàng nghìn năm nay, nó được gọi dưới tên là Luật âm dương hay Kinh dịch.

Tuy nhiên Luật âm dương và Kinh dich bị giải thích một cách rất khó hiểu và huyền bí. Trong bài viết này tôi sẽ cố gắng giải thích luật cân bằng một cách dễ hiểu nhất. Hiểu một cách căn bản nhất luật cân bằng được phát biểu như sau:

- Bất cứ một sự vật hiện tượng nào đều có 2 phần. Một phần dương và một phần là âm. Ví dụ ngày là dương và đêm là âm. Trong suốt cuộc đời của bất cứ sự vật hiện tượng nào 2 phần âm dương này thay phiên nhau tồn tại. Ví dụ hết ngày rồi đến đêm rồi lại đến ngày… Không bao giờ chỉ có một phần dương hay một phần âm tồn tại trong suốt cuộc đời của một vật.

- Trong đời sống của một vật, nếu coi các lần xuất hiện của những phần dương là những số dương, nếu coi các lần xuất hiện của những phần âm là những số âm. Thì tổng của tất cả số dương và số âm trong suốt cuộc đời của một vật (sự vât hay hiện tượng) phải bằng không. Nói cách khác tổng của tất cả các số dương phải bằng với tổng của tất cả số âm.

- Việc tổng của tất cả các số dương cộng với tổng của tất cả các số âm trong suốt cuộc đời một vật phải bằng không chính là luật cần bằng. Đây là điêu kiện để tất cả mọi vật được gìn giữ ở trạng thái cân bằng. Nếu không thỏa mãn điều kiện này thì moi vật sẽ rơi vào trạng thái hỗn độn, điều mà không có trên thực tế. Không bao giờ chỉ có dương mà không có âm, hay ngược lại chi có âm mà không có dương. Cũng giống như không bao giờ chỉ có lạnh mà không có nóng, chỉ ngày mà không có đêm, chỉ có hạnh phúc mà không có đau khổ…

2.Luật tuần hoàn:

Diễn giải nôm na, luật tuần hoàn được phát biểu như sau: cuộc đời của một con người là môt chuỗi tuần hoàn gồm những giai đoạn hạnh phúc và đau khổ kế tiếp nhau. Hết giai đoạn đau khổ thì đến giai đoạn hạnh phúc. Sau đó lại đến một giai đoạn đau khổ mới và một giai đoạn hanh phúc mới. Như vậy, theo quy luật này không ai là hạnh phúc mãi mà cũng không ai phải chịu đau khổ mãi.

3.Qui luật của cho và nhận:

Những thứ ta nhận được từ cuộc đời tương ứng với những thứ ta cho đi trong cuộc đời. Ta càng cho cuộc đời nhiều bao nhiêu, ta càng nhận được từ cuộc đời nhiều bấy nhiêu.

4.Luật trả giá và đền đáp:

Dần dà trong cuộc đời, mỗi người sẽ phải trả giá một cách đầy đủ cho từng lỗi lầm và từng hành động sai trái của mình, và sẽ được đền đáp một cách xứng đáng cho mọi cố gắng và mọi việc làm tốt đẹp của mình.

5.Luật thử thách:

Những khó khăn, nghịch cảnh, những thất bại, đau buồn là những thử thách giúp những kẻ biết vượt qua trở nên mạnh hơn.

6.Luật bù trừ:

Ở trên đời này, hễ được cái này thì sẽ mất một cái khác, và hễ mất một cái này sẽ được một cái khác. Mỗi cái lợi luôn đi kèm với một cái hại tương ứng và ngược lại mỗi cái hại luôn luôn đi kèm với một cái lợi tương ứng. Đó là luật bù trừ hay là luật đánh đổi.

7.Luật cộng sinh:

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người hay một tổ chức) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai đều sinh lợi (cộng sinh) cho nhau. Nếu một mối quan hệ chỉ có lợi cho một bên còn bên kia chỉ có hại thì mối quan hệ đó sẽ không tồn tại được lâu dài. Đó là luật cộng sinh.

8.Luật hấp dẫn:

Người xưa diễn giải luật này là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, hay "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Những tính cách giống nhau sẽ thu hút và tìm đến với nhau. Một khía cạnh quan trọng khác của luật hấp dẫn là khi một ý nghĩ được nung nấu, nó sẽ có khả năng hấp dẫn các phương cách để biến ý nghĩ đó thành hiện thực.

9.Luật vạn vật đồng nhất:

Luật vạn vật đồng nhất phát biểu như sau: Những quy luật nào đúng với trời đất, với vạn vật thì những quy luật đó cũng đúng với con người, với cuôc đời hay các mối quan hệ của con người.

10.Luật cường độ giảm dần theo thời gian:

Luật cường độ giảm dần theo thời gian phát biểu như sau: Một hạnh phúc cho dù lớn đến đâu thì ngày hôm sau cũng bớt cảm thấy hạnh phúc đi rồi. Một đau khổ cho dù lớn đến mức nào thì ngày hôm sau đau khổ đó cũng được cảm thấy dịu bớt đi.

11.Luật tự kỷ ám thị:

Nếu một ý nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian dài thì cho đến một lúc nào đó ta sẽ tin ý nghĩ đó là thật. Đây là công cụ mạnh của quảng cáo và ta cũng có thể tận dụng quy luật này để có được những suy nghĩ tích cực và để rèn cho mình những đức tính mà mình chưa có.

12.Luật về sức mạnh của thói quen:

Những suy nghĩ hay hành vi được lặp đi lặp lại lâu ngày sẽ trở thành thói quen và thói quen sẽ trở thành một phần trong tính cách. Đây là công cụ mạnh để rèn luyện những tính cách mình muốn có.

13.Luật thích nghi:

Con người là động vật lạ lùng. Sướng bao nhiêu đối với nó là chưa đủ, nhưng khổ bao nhiêu nó cũng chịu được. Con người được ban cho khả năng thích nghi với nhiều điều kiện hoàn cảnh. Và để tồn tại và phát triển, con người (hay bất cứ vật nào) cần phải biết thích nghi với điều kiện hoàn cảnh và môi trường xung quanh.

14.Luật về sự tương tác


Khi vật A tác động vào vật B một lực thì vật A sẽ nhận được một lực tác động ngược lại đúng bằng lực mà vật A đã tác động vào vật B. Trong quan hệ giữa con người với con người, khi ta làm cho ai đau đớn, ta sẽ nhận được sự đau đớn đúng bằng vậy. Và ngươc lại, khi ta làm cho ai hạnh phúc, chính bản thân ta sẽ nhận được một hạnh phúc đúng bằng hạnh phúc ta đã ban ra.

15. Quy luật hạt giống:

Để có được một cái cây cao to thì trước tiên bạn phải gieo hạt giống đó và phải có thời gian chăm sóc nó lớn lên. Điều này có nghĩa là đừng bao giờ vội vã hãy tuân thủ theo quy luật của nó, hãy kiên nhẫn và nổ lực thì mới có kết quả tốt nhất. Khi hiểu được "Qui luật của hạt giống", chúng ta sẽ không cảm thấy thất vọng, bế tắc khi phải đối mặt với những thất bại. Hãy học cách kiên nhẫn và chai lì với những thất bại trên đường dài tìm kiếm những thành công.

16. Quy luật của sự kiên trì:

Bạn thử để ý đến bộ rễ tre xem, nếu tính từ ngày gieo hạt thì phải mất 4 năm mới có được một bộ rễ xum xuê. Khi bạn kiên trì đối mặt với khó khăn và thử thách, bạn đã chứng minh cho bản thân mình và cho những người xung quanh thấy rằng bạn có sự tự chủ và tính kỷ luật tự giác vốn vô cùng cần thiết để đạt được bất kỳ thành công nào. Bài kiểm tra thực sự của cuộc sống chính là sự kiên trì.

17. Quy luật của sự tiến bộ:

Hồi nhỏ lúc bạn khoảng 2, 3 tuổi, bạn thường chơi banh với ông bà, cha mẹ. Và bạn chiến thắng một cách dễ dàng. Lớn lên tí nữa bạn chơi banh với những đứa bạn cùng lứa với mình và bạn cũng chiến thắng vì bạn đã có vài kinh nghiệm. Sau đó bạn được chơi banh cho đội tuyển. Và thông điệp của quy luật này chính là: "Nếu bạn muốn có nhiều hơn thì bạn phải trở nên xứng đáng hơn".

18. Quy luật nhân quả: 

Mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn từ một lý do cụ thể. thành tựu, của cải, hạnh phúc, sự thịnh vượng và thành công trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh đều là hệ quả trực tiếp hay gián tiếp hoặc là kết quả của những hành động cụ thể. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đạt được thành quả như mong muốn nếu bạn nhận diện được mục tiêu rõ ràng. Nếu nỗ lực tìm hiểu và học hỏi sự thành công từ những người đi trước, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công tương tự. Thành công không phải là ngẫu nhiên. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó"gieo nhân nào gặt quả ấy". Đừng vội kết luận khi chưa biết rõ nguyên nhân.

19. Quy luật của sự hấp dẫn và cộng hưởng

Có nghĩa là bạn phải bỏ công tập trung, công mở ra. Khi hai người có trường năng lượng như nhau thì sẽ tạo ra sức mạnh rất lớn hơn là cộng 2 người lại khi làm việc độc lập.

20. Quy luật của những con sóng:

Những con sóng sẽ đến cùng một lúc và ra đi cùng lúc. Cuộc sống cũng vậy, có những chuyện khó khăn, đau khổ cứ đổ ào vào ta, lúc đó ta hãy bình tĩnh, suy nghĩ cặn kẽ, mạnh mẽ lên rồi những chuyện đóc ũng sẽ ra đi hết như những con sóng kia. "Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua".
Sưu tầm

Người cha làm việc xấu, đứa con trai nói một câu ngây thơ khiến người cha giật mình tỉnh ngộ...

Có một câu chuyện được lưu truyền, kể rằng một gia đình nọ, cuộc sống rất nghèo khó, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm ra vườn rau nhà người ta hái trộm. Một đêm nọ, anh ta mang theo cả con trai của ông ta đi trộm đồ ăn, lúc này, đứa trẻ thật thà nói một câu, đã cải biến vận mệnh cả nhà cậu.

Người cha làm việc xấu, đứa con trai nói một câu ngây thơ khiến người cha giật mình tỉnh ngộ

Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu: “Cha... Cha..., Có người nhìn thấy kìa”.

Cha của cậu kinh hãi, ngó nhìn bốn phía, hoảng hốt hói: “Người đó ở chỗ nào?”. Đứa trẻ vừa chỉ tay lên trời, vừa trả lời: “Cha! Cha xem, là mặt trăng đang nhìn cha đó!”.

Người cha này nghe con trai nói vậy, đầu tiên thì cảm thấy sững sờ, tiếp đó lại cảm thấy hối hận vì hành vi của mình. Có chút hụt hẫng nhưng lại có chút vui mừng, vì thế anh lặng lẽ dắt tay con trai đi về nhà. Dọc đường về, anh ta thầm nghĩ: “Trộm cắp là gây nghiệp rất lớn, có lẽ là ông trời từ bi, mượn miệng con trai để giúp mình tỉnh ngộ, từ nay phải sửa sai hướng thiện thôi!”.

Ngạn ngữ có câu: “người đang làm trời đang nhìn, thiện ác khác nhau ở một niệm”. Trong câu chuyện, người cha kia đã suy nghĩ lại, vậy đã xảy ra chuyện gì tiếp theo?

Nguyên là, chủ nhân của vườn rau vì thường bị mất trộm, tức giận vô cùng, đêm hôm đó đã sớm núp ở phía sau để rình bắt kẻ trộm. Lão nghĩ thầm tên trộm này thật đáng ghét, nhất định phải tóm gọn. Khi ông ta nhìn thấy có kẻ trộm lẻn vào, đang định hô hoán bắt trộm thì nghe được câu nói của đứa trẻ, nhất thời cũng sững người.

Ở dưới ánh trăng, ông chủ vườn rau nhìn thấy gương mặt của tên trộm, biết gia đình hắn là nghèo khó trong thôn. Nhìn thấy hai cha con hắn lặng lẽ dắt nhau rời đi, ông ta cũng bất giác ngẩng đầu nhìn ánh trăng mà im lặng không nói gì.

Về nhà ông chủ vườn rau đem chuyện này kể với vợ, vợ ông nói: “Mặt trăng kia chẳng phải cũng đang nhìn ông sao?”.

Cả đêm hôm đó, ông chủ này trằn trọc không sao ngủ được. Đến trưa hôm sau ông ta chạy đi tìm hai cha con ăn trộm kia, nói: “Này anh kia, nhà của ta hiện đang cần tìm thêm người làm, anh có thể làm được không? Ngoài tiền công, còn có thể cho anh một ít đồ ăn mang về nhà”.

Như vậy là một cơ hội việc làm tốt, có thể mang đến no ấm cho cả nhà nay đã được đáp ứng rồi.

Đêm hôm đó, người cha nghèo kia nắm tay con trai, lặng lẽ ngồi ngắm trăng, bỗng đứa trẻ nói: “Ôi... Cha nhìn xem! Là trăng đang cười kìa!”.

Lúc này ở nhà ông chủ vườn rau, ông ta cũng đang cùng vợ ngồi ngắm trăng, ông nói với vợ: “Chưa bao giờ từng cảm giác thấy mặt trăng đang nhìn mình, xem mình đang làm việc gì, hôm nay thử xem sao... Ôi! Bà xem trăng đang cười kìa!”.

Cổ nhân có câu: "Quân tử thận độc", chính là nhắc nhở ta khi đối mặt với chính mình, rất cần chính trực, quang minh, tấm lòng bình thản...

Bản tính trung thực sẽ giúp con người rất nhiều, nói cách khác, trung thực tạo nên nhân cách con người. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ, nó đòi hỏi sự dũng cảm và nghiêm khắc với bản thân. Walter Anderson cho rằng: “Cuộc sống sẽ thay đổi khi chúng ta biết nắm bắt các cơ hội cho mình, nhưng cơ hội đầu tiên và khó khăn nhất lại là việc chúng ta phải thành thật với chính bản thân mình”. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt, ta vẫn cần phải sống trung thực, có thế, ta mới có thể ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy thanh thản trong lòng.

Trung thực là một chuẩn mực đạo đức được nhiều người mến mộ, tin yêu. Người trung thực luôn hứa hẹn một tương lai rộng mở.

Người trung thực ắt có phúc báo tốt. Dù vận mệnh có khó khăn thì người sống trung thực sẽ được cải biên vận mệnh. Người trung thực trước mắt có vẻ thiệt thòi nhưng cái mà họ nhận được luôn lớn hơn mong đợi, đó là sự tin tưởng của mọi người.
Sưu tầm